logo24kara3.200

Cơ chế điểm chuông (Minute Repeater) - Khi tiếng nói của thời gian được ngân lên

Bạn có bao giờ nghĩ đến việc chiếc đồng hồ của mình “phát ra tiếng nói”? Không còn chỉ là những tiếng “tik tok” đơn thuần, một số mẫu đồng hồ độc đáo còn được nhà sản xuất gửi gắm cơ chế điểm chuông (Minute Repeater) - một cơ chế phức tạp được ví von là “tiếng vọng của thời gian”. Hôm nay, hãy cùng 24Kara tìm hiểu về cơ chế này nhé!

1, Sự ra đời của đồng hồ điểm chuông

Về sự ra đời của đồng hồ điểm chuông, chúng ta cần quay lại từ thời rất xưa, khi những  chiếc đồng hồ treo tường, để bàn, hay để góc nhà là những công cụ duy nhất có khả năng mang lại cho con người các ý niệm về thời gian. 

minute-repeater-1

Thời ấy, con người ta “xem thời gian” bằng việc “nghe”. Nói “nghe thời gian” là bởi việc đánh chuông điểm giờ lúc bấy giờ là phương thức phổ biến nhất để những chiếc đồng hồ từ đơn giản đến phức tạp thông báo với mọi người về giờ giấc.

minute-repeater-2

Những người am hiểu đồng hồ ngày nay thường gọi đồng hồ điểm chuông là “đồng hồ để bàn đeo tay” hay “clock-watch.” Có người nói, sự ra đời của dòng đồng hồ để bàn đeo tay này đã bắt đầu từ việc các nhà chế tác phát hiện tháp chuông đồng hồ có thể cho phép người ta biết giờ ngay cả khi không (hoặc không có khả năng) nhìn vào đồng hồ.

minute-repeater-3

Trong giai đoạn từ cuối thế kỷ 15, đầu thế kỷ 16, gần như tất cả đồng hồ đầu tiên đều có thể đánh chuông. Đây là giai đoạn những chiếc đồng hồ để bàn đánh chuông báo giờ (hour-striking clock) và những chiếc đồng hồ báo thức (alarm watch) đã xuất hiện lần đầu tiên.

Có thể nói, những chiếc đồng hồ này rất hữu ích cho việc nắm được thời gian vào ban đêm. Tuy nhiên, những tiện nghi này ngày càng tỏ ra không còn phù hợp bởi độ chính xác không cao khi chỉ có thể điểm chuông báo giờ theo giờ. Bên cạnh đó là vô vàn những bất tiện khác như khả năng đếm nhầm tiếng chuông và việc sẽ phải chờ đợi để đếm lại.

minute-repeater-4

Thế kỷ 17 ở Anh xuất hiện hai nhà phát minh thiên tài, đó là tu sĩ Edward Barlow và nhà chế tác đồng hồ nổi tiếng Daniel Quare. Hai người này gần như đã cùng lúc phát minh ra cơ chế lặp lại – “repeating” và đều đăng ký bằng sáng chế. Tuy nhiên tới năm 1687, vua James II đã trao bằng sáng chế cho Quare vì tính thực hiện và hiệu quả hơn.

minute-repeater-5

Tuy nhiên, từ đồng hồ đánh chuông báo giờ đến đồng hồ điểm chuông báo giờ chính xác tới đơn vị phút vẫn còn là một chặng đường rất dài. Năm 1710, Samuel Watson khiến thế giới chấn động với việc giới thiệu cơ chế đánh chuông báo giờ có độ chính xác tới 5 phút. Trong khi trước đó những chiếc đồng hồ đánh chuông thường có sai số cả 15 phút. 

minute-repeater-12

Nhưng đó chưa phải là mức cuối! 31 năm sau, năm 1741, một người Pháp có tên là Antonie Thiout đã khiến thế giới phải ngỡ ngàng thêm lần nữa khi giới thiệu cơ chế đánh chuông báo giờ chính xác tới từng phút. 

Có lẽ tất cả các nghiên cứu, bằng sáng chế trên sẽ là con số “0” nếu không có phát minh của nhà nghiên cứu và chế tác đồng hồ Thomas Mudge. Để “nghe” thời gian từ chiếc đồng hồ đánh chuông báo giờ, một người sẽ ấn vào một lẫy trượt (được phát minh bởi Thomas Mudge) được lắp trên đai của vỏ đồng hồ. Chiếc lẫy trượt này sẽ lập tức khiến cho cơ chế đánh chuông phải hoạt động, đánh vào các chiêng nhỏ – các gong – bên trong.

minute-repeater-11

Thông thường một chiếc đồng hồ điểm chuông báo giờ chính xác tới đơn vị phút có hai chiếc chiêng. Một chiếc có âm vực cao và một chiếc có âm vực thấp. Chẳng hạn với thời gian 2:35, đồng hồ sẽ đánh hai tiếng chuông có âm vực cao – đinh, đinh. (Mỗi lần đinh được coi là một giờ.) Kế đó là 2 hợp âm của âm vực cao kết hợp với âm vực thấp – đinh đoong và đinh đoong. (Mỗi lần đinh đong được tính là 15 phút.) Cuối cùng là đinh, đinh, đinh, đinh, đinh – cả thảy 5 tiếng. (Mỗi tiếng đinh được coi như một phút).

2, Những thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực đồng hồ điểm chuông

2.1, Patek Philippe với cơ chế điểm chuông đầy mê hoặc

Có thể nói, cơ chế điểm chuông (striking watch) và đồng hồ điểm chuông phút lặp (minute repeater) là một trong ba thế mạnh trụ cột của thương hiệu Patek Philippe. Patek Philippe được coi là thương hiệu tiên phong đưa cơ chế điểm chuông vào những chiếc đồng hồ của mình. 

minute-repeater-6

Những chiếc đồng hồ điểm chuông đầu tiên của Patek Philippe đã được giới thiệu với giới mộ điệu từ năm 1845, trong khi các thương hiệu khác đang mải mê theo đuổi những tính năng như chronograph, lịch thường niên (annual calendar), lịch vạn niên (perpetual calendar) và tourbillon…

Chính điều này đã đưa đồng hồ điểm chuông Patek Philippe trở thành “chén thánh” của các nhà sưu tập chuyên nghiệp. Những mẫu đồng hồ điểm chuông của Patek Philippe luôn phá vỡ các kỷ lục trong những phiên đấu giá. Ấn tượng nhất phải kể đến chiếc đồng hồ điểm chuông Henry Graves được đấu giá tới 24 triệu franc Thụy Sỹ vào năm 2014.

minute-repeater-7

Và tất nhiên, để tạo ra những chiếc đồng hồ điểm chuông đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ và sự quyết tâm theo đuổi, đầu tư và tài trợ nghiên cứu cho những nhà chế tác. Hiện nay tại Thụy Sỹ, số lượng maison có thể làm ra đồng hồ điểm chuông hoạt động bền bỉ chỉ khoảng 5 - 6 maison. Và trong số đó, dẫn đầu, tất nhiên là Patek Philippe.

2.2, Đồng hồ điểm chuông Vacheron Constantin - Tác phẩm nghệ thuật nơi cổ tay

Nếu như Patek Philippe dẫn đầu về cơ chế điểm chuông của đồng hồ, thì vị trí thứ 2 trên đường đua này, không ai khác chính là thương hiệu Vacheron Constantin. Thực tế, thương hiệu này cũng có một lịch sử chế tác đồng hồ điểm chuông bỏ túi lâu đời không thua kém bất kỳ thương hiệu nào. 

minute-repeater-9

Chiếc đồng hồ điểm chuông đầu tiên của Vacheron Constantin được giới thiệu từ những năm 1806. Thương hiệu này luôn tiên phong trong việc đặt ra những cột mốc thách thức những cái tên danh tiếng nhất của ngành chế tác đồng hồ như đồng hồ điểm chuông siêu mỏng vào năm 1941. 

minute-repeater-10

Năm 1992, Vacheron Constantin ra mắt bộ máy chuyển động điểm chuông mỏng nhất thế giới đầu tiên. Tới năm 2013, hãng một lần nữa lập kỷ lục khi giới thiệu mẫu đồng hồ điểm chuông với độ dày chỉ 8.09mm: Vacheron Constantin Patrimony Contemporaine Ultra-Thin Calibre 1731. Đây là chiếc đồng hồ điểm chuông với bộ chuyển động mỏng nhất thế giới, và là chiếc đồng hồ mỏng thứ 5 thế giới (bao gồm cả các mẫu không có cơ chế phức tạp).

minute-repeater-11

Các kỹ thuật được sử dụng trong bộ sưu tập đồng hồ điểm chuông Vacheron Constantin có thể kể đến như: Kỹ thuật chạm khắc, kỹ thuật tạo hình tiểu họa champlevé technique. Riêng trên mặt số đồng hồ cần tới không dưới 60 giờ để chế tác.

Quá trình chế tác đồng hồ điểm chuông của Vacheron Constantin bắt đầu từ việc người thợ sẽ điêu khắc thủ công trên mặt số bằng vàng nguyên khối để tạo ra các vách ngăn, phân chia tỷ lệ các họa tiết rõ ràng. Tiếp sau đó là quá trình tráng men và nung nhiệt. Trung bình một mặt số bao gồm ít nhất từ 12- 15 lớp men nung để tạo ra những sắc màu tùy ý. Thách thức ở đây là khả năng khống lửa để đảm bảo các lớp men không bị nứt vỡ hay non màu. Mỗi lớp màu lại đòi hỏi mức nhiệt độ khác nhau.

minute-repeater-12

Bên dưới mặt số cầu kỳ là cỗ máy được cấu thành bởi hơn 471 chi tiết, với những chi tiết nhỏ và mảnh nhất có thể so sánh với độ dày của sợi tóc. Cỗ máy này dao động ở tần số 2,5Hz, đem lại khả năng trữ cót trong 58 giờ. Về cơ chế điểm chuông, không dừng lại ở giới hạn thông báo giờ chính xác tới mức độ phút bằng những thanh âm đing đoong kiều diễm, Vacheron Constantin còn đảm bảo thanh âm điểm chuông của mỗi chiếc đồng hồ đều là đặc biệt và là duy nhất trên thế giới.

Cơ chế điểm chuông - Minute Repeater được coi là đích đến cuối cùng của cuộc đua về nghệ thuật chế tác đồng hồ cao cấp giữa những nhà sản xuất hàng đầu. Trải qua hàng thế kỷ, những chiếc đồng hồ điểm chuông vẫn luôn là niềm ao ước, là thứ không thể thiếu trong bộ sưu tập đồng hồ của nhà sưu tầm chuyên nghiệp.

minute-repeater-2

Trên đây là thông tin về cơ chế điểm chuông24Kara tổng hợp được. Cảm ơn các bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.

congthuongmin

24KARA - Công ty Phân phối và Thẩm định Đồng hồ chính hãng


✪ Chi nhánh Hà Nội : 332 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

✪ Chi nhánh Hồ Chí Minh: 132 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh.

✪ Website:   24kara.com

✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/

  

Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010

Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com

 

DMCA.com Protection Status

Website nhằm mục đích giới thiệu thông tin đến cộng đồng người chơi đồng hồ, không nhằm mục đích kinh doanh

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Sản Xuất 24KARA

Địa chỉ: Số 8 ngách 91 ngõ Trại Cá, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội

1
Bạn cần hỗ trợ?