Sau một thời gian tìm hiểu và nghiên cứu, Bausch & Lomb cho ra đời mẫu “kính xanh lục” đầu tiên của Rayban. Những chiếc kính này không những giảm được ánh sáng chói mà chúng còn giảm được tia hồng ngoại và tia cực tím.
Từ đó, những mẫu kính này được sử dụng để trang bị cho quân đội của Mỹ, từ các binh lính đến các viên tướng sĩ quan, đều được trang bị kính Rayban, chỉ khác nhau ở chất liệu làm gọng kính, từ các kim loại bình thường đến vàng 18k, vàng 24k,…
Năm 1937, cái tên Ray-ban được chính thức đặt cho dòng kính này, tuy có giá thành cao ngất ngưởng nhưng với sự chuẩn mực và chất lượng tuyệt hảo, chúng vẫn được các khách hàng ưa chuộng.
Cùng với thời gian, thương hiệu Rayban đã có những dòng sản phẩm khác nhau nhưng luôn tôn thờ những nguyên tắc trong việc lựa chọn chất liệu làm gọng kính, cũng như chất lượng của mắt kính. Vì vậy mà hiện nay, thương hiệu Ray-ban được ưa chuộng trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.
Ray-Ban Aviator
Năm 1937, Ray-Ban Aviator được bán ra công chúng đánh dấu cột mốc đầu tiên trong lịch sử của thương hiệu mắt kính Ray-Ban.
Ray-Ban Shooter
Năm 1938, cho ra đời Ray-Ban Shooter với hai phiên bản tròng kính màu xanh lá cây và màu vàng nhạt.
Ray-Ban Outdoorsman
Tiếp theo đó là Ray-Ban Outdoorsman, với tên nguyên bản là "Skeet Glass" được thiết kế nhắm tới khách hàng thích săn bắn, bắn súng và đánh bắt cá. Thanh nối và phần càng của gọng kính được bao phủ bởi các vật liệu khác nhau, bao gồm xà cừ và da bê.
Năm 1940, cho ra đời cho ra đời loại tròng kính mới “Gradient mirror”. Được phủ một lớp đặc biệt ở phần trên của tròng kính để tăng cường bảo vệ, nhưng không phủ cho phần dưới cho một cái nhìn rõ ràng về bảng điều khiển của máy bay.
Ray-Ban Wayfarer
Năm 1952 Mô hình Ray-Ban Wayfarer ra đời và ngay lập tức đã trở thành một trong những phụ kiện thời trang được ưa chuông hơn bao giờ hết.
Ray-Ban Signet
Năm 1953, Ray-Ban Signet được giới thiệu với gọng kính bằng vàng hoặc bạc. Phiên bản này được nâng cấp và phát triển cho tới ngày nay. Cũng trong năm đó một ống kính màu xám trung tính cho tầm nhìn màu sắc trung thực và bảo vệ đặc biệt cảm thấy thoải mái ngay cả trong ánh sáng chói rực rỡ nhất.
Ray-Ban Caravan
Năm 1957 Ray-Ban Caravan một phiên bản vuông vắn hơn của Ray-Ban Aviator sau đó được đeo bởi Robert De Niro vào năm 1976 trong phim Taxi Driver.
Năm 1958, Lịch sử thương hiệu mắt kính Ray-Ban đánh dâu những dòng sản phẩm đầu tiên cho nữ được tung ra thị trường với nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau bắt kịp xu hướng thời trang hiện đại.
Năm 1960 Từ khoảng ba mươi dòng sản phẩm vào đầu thập kỷ, Ray-Ban đã mở rộng lên năm mươi tính đến năm 1969, bao gồm cả phong cách cho nam giới, phụ nữ và trẻ em. Mắt kính Ray-Ban đã trở thành thương hiệu với phong cách và chất lượng nổi tiếng thế giới.
Ray-Ban Olympian
Năm 1965 Ray-Ban Olympian I và II đã được giới thiệu
Ray-Ban Balorama
Năm 1968 Ray-Ban Balorama
Cuối 1969 những thiết kế mới góc cạnh được ra mắt, Ray-Ban Meteor cho nam và mắt mèo Ray-Ban Laramie cho nữ.
Năm 1970 Ray-Ban Vagabond và Ray-Ban Stateside khung nhựa và hai loại ống kính: G- 31 tròng kính gương và G- 15 tròng kính tiêu chuẩn. Trong những năm này cũng chứng kiến sự phát triển và thay đổi công nghệ với tròng kính nhiều lớp giúp bảo vệ đôi mắt tốt hơn trong những điều kiện đặc biệt.
Ray-Ban Ambermatic Group
Năm 1974, tròng kính Ambermatic đổi màu được giới thiệu, có khả năng thay đổi màu sắc tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng. Đặc biệt tốt cho thể thao mùa đông.
Năm 1980, chứng kiến sự trở lại của những dòng sản phẩm Ray-Ban Aviator, Ray-Ban Wayfarer được cải tiến và nâng cấp
Năm 1990: Một kỷ nguyên mới trong lịch sử phát triển của thương hiệu mắt kính Ray-Ban
Ray -Ban Clubmaster được đeo bởi Denzel Washington trong Malcolm X (1992)
Năm 2000 thương hiệu Ray-Ban được mở rộng ra cho kính thuốc và Ray-Ban Junior cho trẻ em.
Năm 2005 vật liệu Titanium được đi vào những sản phẩm của mắt kính Ray-Ban giúp sản phẩm bền và nhẹ đánh dấu mốt bước cải tiến về vật liệu trong lịch sử thương hiệu
Ray-Ban Carbon
Năm 2006 một chiến dịch được đưa ra nhằm thiết kế lại Ray-Ban Wayfarer cùng với việc áp dụng những công nghệ mới như sơi cacbon, tròng kính phân cực giúp cho mắt kính Ray-Ban trở nên bền nhẹ, màu sắc sống động và độ nét cao.
Năm 2010 đến lượt Ray -Ban Aviator trở lại trong ánh đèn sân khấu.
Ray-Ban lightray
Năm 2011 chứng kiến sự ra mắt của Ray-Ban Light Ray. Được làm từ hợp kim titan bên, cực kỳ nhẹ và linh hoạt. Hơn nữa Ray-Ban Light Ray đi kèm với bộ ba tròng kính giúp hoán đổi và cá nhân hóa khách hàng.