Bạn có biết? Tất tần tật về các bộ phận của đồng hồ
Movement: động cơ của đồng hồ. có 3 loại là cơ tự động, cơ tay và máy pin.
Núm: cơ chế cho phép lên cót và điều chỉnh các chức năng như ngày tháng
Các nút ấn phụ: để chỉnh các chức năng khác của đồng hồ như bấm giờ hoặc chỉnh ngày (tùy đồng hồ)
Càng: cho phép gắn dây vào vỏ đồng hồ.
Búa văng: để lên cót trên đồng hồ tự động. chuyển động theo di chuyển cổ tay
Dây đồng hồ: thường bằng da hoặc kim loại như théo không gỉ hoặc có thể bằng vàng.
Subdial: mặt số phụ được đặt trong mặt số chính để bổ sung hiển thị cho các chức năng như bấm giờ giây hoặc ngày.
Nắp đáy: có thể bằng kim loại, vàng hoặc bằng kính sapphire để nhìn bộ máy bên trong.
Vỏ: giữ và bảo vệ bộ máy khỏi các yếu tố bên ngoài. nó có thể được làm bởi các kim loại khác nhau với nhiều hình dạng.
Vỏ được làm từ các vật liệu bao gồm:
Bạch kim: được cho là vật liệu quý hiếm và khó chế tác
Đạt 4.5 điểm trên thang điểm Mohs (thang đo độ cứng kim loại)
Vàng 18k:
Vàng 14k:
Thép không gỉ:
Titan:
Ceramic:
Tatanlum:
Cacbua vonfram
Crystal: là bề mặt kính bao phủ mặt đồng hồ để ngăn khỏi bụi bẩn và các tác nhân bên ngoài. Có 3 loại tinh thể chính để làm kính đồng hồ.
Sapphire tổng hợp: được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, có thành phần hóa học chính xác giống như sapphire tự nhiên nhưng với giá chỉ bằng một phần nhỏ. Sapphire là nguyên tố cứng thứ 2 chỉ sau kim cương, nó có thể chống chầy xước và va đập rất tốt, rất thích hợp làm mặt kính đồng hồ. Nhược điểm của loại kính này là giá thành khá đắt.
Kính khoáng: được sử dụng trong chế tạo đồng hồ từ hàng trăm năm nay. Tương đối dễ trầy xước và những vết xước không thể khắc phục nhưng giá thành lại rẻ hơn sapphire.
Acrylic: là loại tinh thể có giá phải chăng nhưng cũng rất dễ xước và có thể bị nứt nếu va đập, các vết xước có thể đánh bóng và acrylic có thể đúc thành hình mà sapphire và kính khoáng không đúc được.
Phát sáng:
Nhiều đồng hồ có vạch chỉ giờ phát sáng hoặc kim phát sáng. Các chất để sử dụng cho mục đích này đã phát triển qua nhiều năm. Ban đầu Radium được sử dụng vào những năm 1950 nhưng được phát hiện là có tính phóng xạ cao và được thay thế bằng một chất gọi là tritium. Tritium có mức độ phóng xạ thấp hơn nhiều, an toàn hơn Radium.
Bạn có thể biết đồng hồ dùng Radium hay Tritium khi quan sát xem đồng hồ có chữ ‘T’ hay ‘R’ được in trên mặt số, thường thì là bên cạnh các nước xuất xứ.
Khóa: trên thị trường hiện nay sẽ có 2 loại khóa thông dụng
Khóa Ardillon (khóa cài): là loại khóa truyền thống, một đầu dây đeo được trượt qua khóa và được cài vào bằng một chốt kim.
Khóa bướm: khóa được mở ra 2 đầu mà vẫn đeo trên cổ tay, khóa này đặc biệt có lợi cho dây da vì vẫn giữ nguyên nếp dây, không làm dây bị gãy.
Bezels: vòng bezels là vòng bao quanh vỏ có thể bảo vệ mặt kính, bezels có thể có chức năng lặn hoặc thời gian hoặc hoàn toàn mang tính thẩm mỹ như một vòng bezels kim cương.
Bezels lặn: vòng bezels lặn cho phép thợ lặn theo dõi thời gian lặn của mình bằng cách sử dụng các điểm mốc đánh dấu từ 0-60 trên khung xoay. Trước khi lặn, thợ lặn đặt khung bezels theo nguồn cung cấp bình khí của mình.
Bezels chỉ thời gian: tương tự như bezels lặn, loại bezels này có thể sử dụng trong nấu ăn, đo thời gian đỗ xe….
Nhiều đồng hồ lặn cao cấp được trang bị van thoát khí heli. Một tính năng của đồng hồ hướng tới các thợ lặn chuyên nghiệp. Nó cho phép áp suất cực lớn từ độ sâu của biển thoát ra ngoài đồng hồ thông qua một van tự động mở khi áp suất bên trong đồng hồ lớn hơn bên ngoài.
Khả năng chống sốc của đồng hồ:
Theo thời gian, người ta dần nhận ra rằng khả năng chống sốc của đồng hồ còn quan trọng hơn khả năng chống nước. Một chiếc đồng hồ đeo tay phải chịu nhiều chuyển động, đôi khi đột ngột với một lực rất lớn.
Nếu một chiếc đồng hồ không có khả năng chống sốc tốt, chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể làm hỏng đồng hồ. Có một số phương pháp mà các nhà sản xuất đồng hồ sử dụng ngày nay để chống sốc đồng hồ. một trong những hệ thống chống sốc phổ biến là hệ thống incabloc được giới thiệu bởi Universal Escapements, Ltd. của Thụy Sĩ vào năm 1933. Hệ thống Incabloc cho phép cho phép các bộ phận nhạy cảm nhất của đồng hồ di chuyển sang một bên khi bị va chạm và sau đó trở về vị trí bình thường dưới áp lực của lò xo. Hầu hết các bộ phận chống sốc khác hoạt động theo một nguyên tắc tương tự như Incabloc, sử dụng lò xo làm giảm xóc.
24KARA - Công ty Phân phối và Thẩm định Đồng hồ chính hãng
SĐT: 0778 529 999
Email: sales@24kara.com
MST: 0107423086
✪ Chi nhánh Hà Nội : 332 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
✪ Chi nhánh Hồ Chí Minh: 132 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh.
✪ Website: 24kara.com
✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/
Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010
Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com
Website nhằm mục đích giới thiệu thông tin đến cộng đồng người chơi đồng hồ, không nhằm mục đích kinh doanh
Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Sản Xuất 24KARA
Địa chỉ: Số 8 ngách 91 ngõ Trại Cá, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội