Những bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại, họ là ai? Họ có thể là thợ đồng hồ, kiến trúc sư, nhà thiên văn, … nhưng đều có điểm chung là dẫn đầu về các phát minh, tên tuổi của họ vang vọng và ảnh hưởng sâu sắc đến các thế hệ sau, sản phẩm của họ tiên phong phản ánh thời đại vàng son và đặt nền móng cho đồng hồ cơ truyền thống!
46 NHÀ PHÁT MINH VÀ BẬC THẦY ĐỒNG HỒ VĨ ĐẠI NHẤT MỌI THỜI ĐẠI (PHẦN 1)
Trong lịch sử ra đời và phát triển của ngành đồng hồ, thế giới đã ghi nhận tên tuổi vô số nhà vật lý, nhà thiên văn học, kiến trúc sư, nhà địa lý, nhà toán học, thợ đồng hồ đã dùng những phát minh và sáng kiến của mình để tạo dựng nên một thế giới đồng hồ huy hoàng ngày nay. Họ chính là những bậc thầy đồng hồ vĩ đại nhất mọi thời đại.
Để có được những cỗ máy hoàn chỉnh biết bao nhà phát minh và bậc thầy đồng hồ đã ghi tên mình vào sử sách
NHỮNG NHÀ PHÁT MINH & BẬC THẦY ĐỒNG HỒ ĐÃ LƯU DANH MUÔN THUỞ
“Thời gian có liên quan đến vạn vật và vạn vật cũng gắn kết chặt chẽ với thời gian, đó là lý cho những khám phá lớn, phát minh những phát minh vẫn còn ảnh hưởng đến hiện tại như: vật lý, hình học, quy luật tự nhiên hoặc các ứng dụng cơ khí chứ không riêng gì lĩnh vực đo đạc thời gian”
2 NHÀ PHÁT MINH ĐỒNG HỒ NỀN TẢNG ĐẦU TIÊN
Archimedes: Người Đặt Nền Móng
Archimedes (287-212 Trước Công Nguyên) là nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Ông là người được cho là đã phát minh ra ròng rọc, các ốc vít và bánh xe có răng và phát hiện ra quy luật cân bằng của đòn bẩy.
Những thứ này chính là các bộ phận thường gặp nhất trên đồng hồ cơ và đồng hồ kim máy quartz ngày nay. Có thể nói, không có Archimedes thì không có đồng hồ hoặc chiếc đồng hồ sẽ ra đời chậm trễ hơn rất nhiều năm.
Giacomo Dondi: Thợ Đồng Hồ Danh Tiếng Nhất
Giacomo Dondi (1268 – 1360) là một trong những nhà chế tác công cụ đo thời gian đầu tiên trên thế giới và cũng là người nổi tiếng nhất trong những người này. Đồng thời, ông còn là giáo sư thiên văn học, y học, …, ông đã tạo ra chiếc đồng hồ có chức năng thiên văn cho cung điện ở thị trấn Padua quê hương ông.
Giacomo Dondi đứng đầu một gia đình chuyên làm đồng hồ được hậu thế gọi là Dondi dall’orologio. Con trai của ông Giovanni (1318-1380) cũng là một nhà thiên văn học và bác sĩ; Giovanni đã tạo ra một chiếc đồng hồ còn phức tạp hơn nhiều so với sản phẩm của cha mình.
12 NHÀ PHÁT MINH VÀ BẬC THẦY ĐỒNG HỒ THẾ KỶ 15-17
“Đầu thế kỷ 15 đến hết thế kỷ 17 (từ năm 1400-1699) là giai đoạn ngành đồng hồ thực sự phát triển để chuyển mình trở thành một nghề thực sự chứ không còn trộn lẫn với nhiều phương diện khác”
Leonardo da Vinci (1452 – 1519)
Leonardo da Vinci là họa sĩ của xứ Florentine, nhà điêu khắc, kiến trúc sư và kỹ sư. Ông dành nhiều quan tâm cho cơ học và nghiên cứu kim loại làm việc; ông sử dụng con lắc để điều chỉnh các hoạt động của máy, thường sử dụng truyền động dây xích (fusee), những gì ông làm đã định hướng sự phát triển đúng đắn của bộ máy đồng hồ về sau.
Julien Coudrey (? – 1530)
Julien Coudrey là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian đầu tiên của Pháp, ông là thợ đồng hồ của vua thợ đồng hồ Louis XI và François I. Khoảng năm 1509 trở đi, ông đã tạo ra những chiếc đồng hồ có thể đo được phút.
Reynier Gemma Frisius (1508 – 1555)
Reynier Gemma Frisius là bác sĩ, nhà thiên văn học người Hà Lan đã tạo ra quả địa cầu. Ông làm giáo sư tại Đại học Louvain và đã đề nghị sử dụng công cụ đo thời gian để xác định kinh độ và mô tả cụ thể về cách dùng đồng hồ có độ chính xác cao để xác định kinh độ.
Jost Bürgi (1552 – 1632)
Jost Bürgi là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian Thụy Sĩ, ông cũng là nhà thiên văn học và toán học, ông được làm việc như một thợ cơ khí của bá tước William IV nhà Hesse-Cassel, sau đó là thợ đồng hồ cho hoàng đế Rudolph II. Ông xây dựng nhiều đồng hồ, quả địa cầu và các thiết bị khác.
Galileo (1564 – 1642)
Galileo là nhà vật lý và thiên văn học nổi tiếng người Ý nổi tiếng đã có nhiều khám phá trong cơ học và thiên văn học. Ông là quan tâm đến nghề chế tạo công cụ đo thời gian bởi vì ông là người đầu tiên khám phá các luật điều chỉnh con lắc và sử dụng nó để đo thời gian. Galileo đã thiết kế một chiếc đồng hồ quả lắc với một cơ chế bánh xe gai-ngựa đặc biệt.
Christian Huygens (1629 – 1695)
Christian Huygens mà nhà vật lý, hình học và thiên văn học người Hà Lan. Ông cũng là người phát minh ra đồng hồ quả lắc hoàn thiện, con lắc xycloit, Bánh Lắc-Lò Xo cho đồng hồ cùng một số người khác.
Christian Huygens cũng là tác giả của công trình khoa học nghiên cứu công cụ đo thời gian, thành viên của Académie des Sciences, Paris, Uỷ viên của Hội Hoàng gia, London. Huygens có thể được coi là cha đẻ của ngành khoa học đồng hồ và cũng là bậc thầy đồng hồ vĩ đại hàng đầu.
Robert Hooke (1635 – 1703)
Robert Hooke là nhà hình học và nhà vật lý người Anh. Ông đóng góp cho thuật làm đồng hồ phát minh đồng hồ với một con lắc hình nói, các bánh xe gai chuyển động giật cho phép biên độ của đồng hồ quả lắc được giảm đáng kể, và một chiếc đồng hồ với hai bộ phận cân bằng (tương đương hai bánh lắc).
Robert Hooke cũng nghĩ đến việc sử dụng lò xo để điều chỉnh sự chuyển động của các bánh lắc thật đồng đều, thậm chí ông còn tuyên bố mình đã phát minh ra Bánh Lắc-Lò Xo, bộ phận quan trọng nhất trên chiếc đồng hồ bỏ túi ngày xưa cũng nhưđồng hồ đeo tay cơ ngày nay có công dụng mang đến độ chính xác.
Tuy vậy, ai là người phát minh ra Bánh Lắc-Lò Xo vẫn là một chủ đề gây tranh cãi vì Robert Hooke có sáng kiến nhưng Christian Huygens mới là người đầu tiên chế tạo ra chiếc đồng hồ dùng Bánh Lắc-Lò Xo.
Thomas Tompion (1639 – 1713)
Thomas Tompion là một trong những nhà chế tạo công cụ đo thời gian đã đưa nghề chế tạo đồng hồ trở nên nổi tiếng ở Anh trong thế kỷ 18 (khi Thomas Tompion về cuối đời). Ông là một trong những người đầu tiên tạo ra đồng hồ có khả năng điều chỉnh độ chính xác bằng cách điều chỉnh bộ máy (cơ chế sprung balance).
Isaac Newton (1642 – 1727)
Isaac Newton là nhà toán học và nhà vật lý người Anh nổi tiếng. Tuy không phải là nhà chế tạo công cụ đo thời gian hay thợ đồng hồ nhưng ông là một trong những người sáng lập chính của lý thuyết cơ học, những lý thuyết này là những tiền đề, nền tảng, chỗ dựa vô cùng quan trọng đối với ngành đồng hồ.
William Clement (khoảng 1675)
William Clement là một nhà chế tạo công cụ đo thời gian nổi tiếng người Anh, ông cũng người đầu tiên sử dụng dụng cơ chế cân bằng chuyển động Anchor Escapement của Robert Hooke và sử dụng một hệ thống lò xo treo cho con lắc đồng hồ.
Nicolas Fatio (1664 – 1753)
Nicolas Fatio là toán học Thụy Sĩ đã định cư ở London, là bạn thân của Newton. Năm 1704, ông đã phát minh lỗ để gắn chân kính cho máy đồng hồ. Hiển nhiên, điều này đã khiến tên tuổi ông được lưu danh muôn thuở trong ngành đồng hồ.
Ahasuerus Fromanteel (khoảng thế kỷ 17)
Ahasuerus Fromanteel là nhà chế tạo công cụ đo thời gian nổi tiếng của Hà Lan định cư ở London. Hợp tác với Huygens, Ahasuerus Fromanteel là người đầu tiên chế tạo ra đồng hồ quả lắc ở Anh (1658).
Ấn vào đây để xem chi tiết về lịch sử đồng hồ Thụy Sỹ
Ấn vào đây để xem các sản phẩm khác liên quan tại 24kara.com
Ấn vào đây để xem các sản phẩm khác tại 24kara.com