1._only_24kara_png.300

Cách để lựa chọn được loại tròng kính tốt nhất cho kính mắt của bạn.

Tại sao việc lựa chọn tròng kính phù hợp là vô cùng quan trọng?

 Độ dày tròng kính được xác định một phần bởi kích thước và kiểu dáng của gọng kính bạn chọn. Đối với tròng kính mỏng, hãy chọn các loại gọng nhỏ, tròn hoặc hình bầu dục. Ngoài ra, tròng kính nhựa ẩn độ dày cạnh khá tốt

Khi mua mắt kính, chiếc gọng mà bạn chọn sẽ thể hiện kiểu dáng, phong cách cũng như sự thoải mái khi đeo. Nhưng việc lựa chọn tròng kính sẽ thể hiện cả 4 yếu tố: Kiểu dáng, sự thoải mái, tầm nhìn và sự an toàn.

Một lỗi khá phổ biến mà mọi người thường mắc phải khi mua hàng đó là không chú ý đến chất liệu, thiết kế và lớp phủ của tròng kính.

Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cơ bản và giúp bạn chọn được chiếc kính phù hợp.

Các thông tin dưới đây được áp dụng cho tất cả các loại kính theo đơn kể cả kính đơn tròng cho các loại kính cận thị, viễn thị hoặc loạn thị cũng như các loại kính đa tròng đối với những người bị lão thị.

Các chất liệu của tròng kính – các tính năng và công dụng

Tròng thủy tinh: Trong những giai đoạn đầu tiên của kính mắt, tất cả các loại tròng kính đều được làm bằng thủy tinh.

Mặc dù tròng kính thủy tinh mang đến những lợi ích đặc biệt về quang học nhưng chúng lại dễ vỡ và khá nặng, và có thể khiến mắt bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí là mù mắt. Vì những lí do trên, tròng kính thủy tinh không còn được ứng dụng rộng rãi trong ngành kính mắt.

Tròng kính plastic: Năm 1947, công ty kính mắt Armorlite ở California đã giới thiệu dòng kính mắt plastic trọng lượng nhẹ đầu tiên. Tròng kính được làm bằng plastic polymer CR-39, viết tắt của từ “Columbia Resin 39”, bởi vì nó là chất liệu thứ 39 được phát triển bởi PPG Industries vào đầu những năm 1940.

Do trọng lượng nhẹ (khoảng bằng một nửa tròng thủy tinh), giá thành thấp và chất lượng quang học tuyệt vời, CR-39 plastic vẫn là một chất liệu tuyệt vời cho ngành kính mắt cho đến ngày nay.

Tròng kính Polycarbonate: Vào đầu những năm 1970, Gentex Corporation đã giới thiệu tròng kính polycarbonate cho các loại kính bảo hộ. Cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, tròng kính polycarbonate ngày càng trở nên phổ biến và tồn tại cho đến ngày nay.

Ban đầu được nghiên cứu phát triển để làm kính mũ phi công, kính chống đạn tại các ngân hàng và các ứng dụng bảo hộ khác, polycarbonate nhẹ hơn và chống chịu tác động tốt hơn đáng kể so với CR-39 plastic, nó đã trở thành vật liệu được ưa chuộng dùng trong kính mắt trẻ em, kính bảo hộ và kính trong các môn thể thao.

Một chất liệu tròng kính nhẹ với khả năng chống va đập tương tự polycarbonate với tên gọi Trivex được ra mắt năm 2001. Trivex có một lợi thế tuyệt vời là có chỉ số Abbe cao hơn polycarbonate (xem bảng chỉ số dưới đây)

Tròng kính nhựa high-index: Cách đây 20 năm, để đáp ứng nhu cầu cho việc sử dụng kính mắt nhẹ hơn, mỏng hơn, một số nhà sản xuất tròng kính đã cho ra mắt loại tròng kính nhựa high-index. Loại tròng kính này nhẹ hơn và mỏng hơn tròng kính nhựa CR-39 vì chúng có chỉ số khúc xạ cao hơn (xem bảng chỉ số bên dưới) và có trọng lượng riêng thấp hơn.

Dưới đây là một số loại chất liệu tròng kính phổ biến và đã được sắp xếp theo chỉ số khúc xạ và độ dày.

Chất liệu

Chỉ số khúc xạ (càng thấp càng tốt

Trị giá Abbe (càng cao càng tốt)

Tính năng và công dụng

Nhựa high-index

1.70 - 1.74

36 (1.70) 
33 (1.74)

Mỏng nhất có thể
Ngăn 100% tia UV. 
Nhẹ

Nhựa high-index plastics

1.60 - 1.67

36 (1.60) 
32 (1.67)

Mỏng và nhẹ
Ngăn 100% UV. 
Rẻ hơn loại tròng kính nhựa 1.70-1.74 high-index

Tribrid

1.60

41

Mỏng và nhẹ
Khả năng chịu va đập tốt hơn nhiều so với laoij tròng kính nhựa CR-39 and high-index (trừ polycarbonate và Trivex). 
Trị giá Abbe cao hơn polycarbonate. 
Nhược điểm: Chưa ứng dụng trong ngành sản xuất tròng kính

Polycarbonate

1.586

30

Khả năng chống va đập cao.

Ngăn 100% tia UV
Nhẹ hơn tròng kính nhựa high-index

Trivex

1.54

45

Khả năng chống chịu va đập cao.
Ngăn 100% tia UV. 
Trị giá Abbe cao hơn polycarbonate. 
Nhẹ nhất có thể

CR-39 plastic

1.498

58

Đảm bảo tiêu chuẩn quang học
Giá thành thấp 

Nhược điểm: dày

Thủy tinh

1.523

59

Đảm bảo tiêu chuẩn quang học
Giá thành thấp
Nhược điểm: dày, dễ vỡ

Chỉ số khúc xạ

Chỉ số khúc xạ của một vật liệu làm nên tròng kính là thông số của phép tính tốc độ ánh sáng đi qua chất liệu của tròng kính. Cụ thể, chỉ số khúc xạ là tỉ số giữa tốc độ ánh sáng đi qua chân không và tốc độ ánh sáng đi qua tròng kính.

Ví dụ, chỉ số khúc xạ của nhựa CR-39 là 1.498 có nghĩa là ánh sáng đi qua nhựa CR-39 chậm hơn so với đi qua môi trường chân không.

Chỉ số khúc xạ của một chất liệu càng cao, tốc độ ánh sáng đi qua nó càng chậm, dẫn đến tính khúc xạ của tia sáng càng lớn.

Nói cách khác, tròng kính được làm bởi chất liệu có chỉ số khúc xạ cao sẽ mỏng hơn so với tròng kính có chỉ số khúc xạ thấp.

Chỉ số khúc xạ của chất liệu tròng kính hiện tại dao động từ 1.498 ( nhựa CR-39) tới 1.74 (một loại đặc biệt của nhựa high-index). Vì vậy, đối với cùng thiết kế tròng kính và độ cận, tròng kính làm bằng nhựa CR-39 sẽ dày nhất, còn tròng kính nhựa high-index sẽ mỏng nhất.

Trị giá Abbe

 Chỉ số Abble là đơn vị tính các phép đo của các loại ánh sáng có bước sóng khác nhau đi xuyên qua chất liệu tròng kính. Chất liệu tròng kính có chỉ số Abbe thấp sẽ có độ tan sắc cao, có thể gây ra lỗi quang học – một lỗi quang học có thể nhìn thấy dưới dạng màu halos xung quanh các vật thể, đặc biệt là ánh sáng

Hiện tượng sai màu quang học rất dễ nhận biết khi nhìn qua vùng ngoại vi của tròng kính. Nó sẽ khó nhận ra nhất khi nhìn trực tiếp qua các khu vực quang học trung tâm của tròng kính.

Chỉ số Abbe của chất liệu tròng kính dao động ở mức từ 59 ( kính thủy tinh) xuống 30 (polycarbonate). Chỉ số abbe càng thấp, chất liệu làm nên tròng kính càng có khả năng gây ra sai màu quang học.

Chỉ số abbe được đặt theo tên của nhà vật lý học người Đức Ernst Abbe (1840-1905), người đã nghiên cứu và tìm ra sự hữu ích của chất lượng quang học.

Thiết kế Aspheric

Ngoài việc chọn chất liệu tròng kính có chỉ số khúc xạ cao, một cách khác để chọn lựa được một chiếc kính mỏng hơn, đẹp hơn đó là dựa vào thiết kế Aspheric.

Thiết kế Aspheric – thay đổi độ cong từ tâm kính đến viền kính- cho phép các nhà sản xuất tròng kính sử dụng các đường cong phẳng hơn khi chế tạo tròng kính mà không làm giảm hiệu suất quang học của tròng kính.

Bởi vì các thấu kính phi cầu phẳng hơn các thiết kế tròng kính thông thường, chúng tạo ra độ phóng đại không cần thiết cho mắt  cũng như vẻ ngoài của người dùng. Trong một số trường hợp, những thiết kế Aspheric cũng cải thiện độ rõ nét cho vùng nhìn ngoại vi của tròng kính.

Hầu hết những tròng kính nhựa high index đều được thiết kế Aspheric để tối ưu hình dáng lẫn hiệu suất quang học của các thấu kính. Với các loại tròng kính polycarbonate và Cr-39, thiết kế aspheric thường được lựa chọn để làm tăng giá trị của tròng kính.

Độ mỏng tối thiểu vùng tâm (hoặc độ dày của viền)

FDA đã có những quy định về khả năng chống va đập, do đó độ mỏng của kính sẽ bị hạn chế.

Đối với tròng kính (lõm) điều chỉnh tật cận thị, phần trung tâm quang học sẽ là phần mỏng nhất, nằm ở gần hoặc ở giữa trung tâm kính. Đối với tròng kính (lồi) điều chỉnh tật viễn thị, phần mỏng nhất của kính sẽ ở các cạnh.

Do khả năng chống va đập vượt trội, các tròng kính polycarbonate và Trivex điều chỉnh tật cận thị có thể được sản xuất với độ dày ở trung tâm kính chỉ 1.0 mm mà vẫn đáp ứng tiêu chuẩn chống chịu va đập của FDA. Kính điều chỉnh cận thị được làm bằng loại nhựa khác thường phải dày hơn ở phần trung tâm để đáp ứng được điều kiện này.

Kích cỡ và hình dạng của gọng kính cũng sẽ ảnh hưởng tới độ dày mỏng của tròng kính, đặc biệt là nếu bạn bị cận nặng. Lựa chọn gọng kính sao cho đồng tử của bạn càng ở vị trí trung tâm thì tròng kính càng mỏng và nhẹ, không phụ thuộc vào chất liệu của tròng kính.

Nói chung, để có một chiếc kính mỏng, bạn phải lựa chọn tròng kính có thiết kế aspheric làm bằng chất liệu high-index cùng với một chiếc gọng nhỏ phù hợp.

Các tính năng của tròng kính

Nếu bạn không đeo kính râm khi ra ngoài, hãy chắc chắn rằng kính của bạn ngăn 100% tia UV.

Để có được một chiếc kính thoải mái, bền và đẹp nhất, tròng kính cần phải có các tính năng hữu ích sau đây:

Lớp phủ chống trầy xước:Tất cả các loại tròng kính chất liệu ngoài thủy tinh có bề mặt mềm và dễ bị trầy xước. Loại tròng kính mềm nhất và có khả chống chịu tốt nhất là polycarbonate. Nhưng tất cả các loại tròng kính nhựa và high-index đều phải yêu cầu có lớp phủ chống chày xước cho độ bền tròng kính tương ứng.

Hầu hết các lớp phủ chống chày xước ngày nay có độ chống chày xước gần bằng kính thủy tinh. Nhưng nếu bạn muốn mua kính cho trẻ em, hãy yêu cầu một loại tròng kính chống chày xước có thời gian bảo hành cụ thể.

Lớp phủ chống phản quang: Tất cả các loại tròng kính với lớp phủ chống phản quang (AR) đều có chất lượng tốt hơn. Lớp phủ AR loại bỏ hiện tượng phản quang, làm giảm độ tương phản, đặc biệt là vào buổi tối. Chúng cũng khiến cho tròng kính của bạn gần như vô hình, giúp bạn tự tin thể hiện cảm xúc bằng mắt khi giao tiếp. Tròng kính tráng AR cũng hạn chế những điểm lóa khi chụp ảnh.

Lớp phủ chống phản quang là vô cùng quan trọng khi bạn chọn mua tròng kính high-index do chỉ số khúc xạ càng cao, ánh sáng phản chiếu qua tròng kính càng nhiều. Trên thực tế, tròng kính high-index có thể bị nhiều ánh sáng phản chiếu  lên tới 50% hơn tròng kính CR-39, gây ra độ chói đáng kể hơn nếu không có lớp phủ AR.

Ngăn tia UV: Tiếp xúc với các tia cực tím (UV) có hại từ mặt trời trong một thời gian dài sẽ gây ra các vấn đề về mắt bao gồm đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.

Vì lý do này, mọi người nên bảo vệ đôi mắt của mình khỏi tia cực tím bắt đầu từ nhỏ. Rất may, polycarbonate và hầu hết các loại tròng kính nhựa đều có chỉ số chống tia UV 100%.

Nhưng nếu bạn chọn ống kính nhựa CR-39, hãy lưu ý rằng loại tròng kính này cần thêm một lớp phủ để chống lại tia cực tím tương đương với các loại tròng kính khác.

Kính Photochromic: Việc sử dụng loại kính này cho phép tròng kính tự động chuyển sang màu tối khi tiếp xúc với tia UV và tia HEV, sau đó sẽ nhanh chóng trở lại màu sáng khi ở trong nhà. Tròng kính photochromic hầu như được áp dụng trong tất cả các chất liệu và thiết kế tròng kính.

Chi phí cho tròng kính và kính

Tùy thuộc vào loại tròng kính và thiết kế tròng kính, tròng kính của bạn có thể dễ dàng định giá hơn gọng kính – ngay cả khi bạn chọn loại gọng thiết kế mới nhất.

Vậy một chiếc kính có giá bao nhiêu? Thật khó nói.

Theo khảo sát mới nhất được công bố vào năm 2013, mọi người đã chi khoảng 244 USD cho chiếc kính mắt cuối cùng mà họ mua. Nhưng con số này có thể gây hiểu nhầm.

Số tiền bạn trả cho chiếc kính sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm độ cận, sự thời trang và liệu bạn có được bảo hiểm thị lực khi mua chiếc kính đó không.

Hãy nhớ rằng khi chọn gọng thiết kế cao cấp với tròng kính làm bằng nhựa high-index và thiết kế aspheric có lớp phủ chống phản quang, bạn sẽ không phải trả quá 800 USD.

Mặt khác, nếu con bạn lần đầu đeo kính cận và bạn chọn một chiếc kính với tròng kính polycarbonate với độ cận nhẹ, chi phí sẽ khoảng hơn 200 USD đối với một chiếc kính chất lượng, bao gồm cả bảo hành chống trầy xước.

Để lựa chọn được chiếc kính có giá trị, bạn cần hiểu các tính năng và công dụng của sản phẩm mà bạn đang cân nhắc và lựa chọn một cách thông minh với sự hỗ trợ của bác sĩ tư vấn và đơn vị phân phối có uy tín

Khi mua kính, không gì thay thế được lời khuyên của chuyên gia

Mua tròng kính có vẻ là một việc khó khăn, nhưng không phải là không làm được. Điều quan trọng là bạn phải có được thông tin chính xác, và các nguồn mà bạn tin tưởng không có sự thiên vị bất kì thương hiệu nào.

Để có được sự hài lòng nhất, ngoài việc tham khảo hướng dẫn này, hãy làm theo lời khuyên của tạp chí Consumer Report: “Trong khi khám mắt, hãy hỏi bác sĩ nhãn khoa về tròng kính và các công dụng của kính phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn”.

Click vào đây để xem các sản phẩm kính mắt tại 24Kara: Kính mắt Rayban & MontBlanc

congthuongmin

24KARA - Công ty Phân phối và Thẩm định Đồng hồ chính hãng

24Kara là một thương hiệu uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thu mua và phân phối đồng hồ cao cấp chính hãng. Với sứ mệnh mang đến những sản phẩm đồng hồ đẳng cấp và chất lượng, 24Kara không chỉ phân phối các dòng đồng hồ nổi tiếng như Rolex, Hublot, Omega, Longines mà còn cam kết dịch vụ thu mua đồng hồ cũ với giá trị hợp lý, giúp khách hàng dễ dàng chuyển nhượng hoặc tìm kiếm những mẫu đồng hồ yêu thích. Đội ngũ chuyên gia của 24Kara luôn sẵn sàng tư vấn và thẩm định giá trị đồng hồ chính xác, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm an tâm và đáng tin cậy. Chúng tôi tự hào là địa chỉ đáng tin cậy cho những tín đồ đam mê đồng hồ cao cấp tại Hồ Chí Minh và Hà Nội.

SĐT: 0778 529 999

Email: sales@24kara.com


✪ Chi nhánh Hà Nội : 332 Bà Triệu, Phường Lê Đại Hành, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. 

✪ Chi nhánh Hồ Chí Minh: 132 Nguyễn Cư Trinh, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1, Hồ Chí Minh.

✪ Website:   24kara.com

✪ Instagram: www.instagram.com/24kara/

  

Copyright by Đồng Hồ 24Kara ® Since 2010

Góp ý & Khiếu nại: Sales@24kara.com

 

DMCA.com Protection Status

Website nhằm mục đích giới thiệu thông tin đến cộng đồng người chơi đồng hồ, không nhằm mục đích kinh doanh

Công ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ và Sản Xuất 24KARA

Địa chỉ: Số 8 ngách 91 ngõ Trại Cá, Trương Định, Hai Bà Trưng, Hà Nội

1
Bạn cần hỗ trợ?